Đôi mắt của bé còn khá non nớt, mắt trẻ dễ bị tổn thương do các bệnh về mắt. Vì thế cần chăm sóc mắt cho trẻ ngay hôm nay để bảo vệ thị lực cho trẻ tốt nhất có thể. Cùng Patrick Eyewear tìm hiểu các bệnh về mắt ở trẻ thường gặp & nguy hiểm nhất ngay sau đây nhé!
Các bệnh về mắt ở trẻ thường gặp
Bệnh về mắt ở trẻ có nguy hiểm không?
Trẻ em dễ mắc những bệnh nguy hiểm về mắt, nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể gây suy giảm thị lực. Vì thế khi mắt của trẻ xuất hiện những triệu chứng khác thường hay khó chịu các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Các bệnh về mắt ở trẻ không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập, khả năng sinh hoạt của trẻ, nó còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho bé như: giảm thị lực, tật khúc xạ hay thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.
Những dấu hiệu bất thường ở mắt của trẻ phụ huynh cần lưu ý: mắt bị ngứa, mí mắt đỏ, mắt bị chảy ghèn, con ngươi xuất hiện các tia máu đỏ, khó quam sát, mắt lác, tròng mắt có đốm trắng, chảy nước mắt, không phân biệt được màu sắc, trẻ sợ ánh sáng. Đây điều có thể là những dấu của bệnh về mắt ở trẻ nguy hiểm, cần được thăm khám, chuẩn đoán và điều trị sớm, phụ huynh không nên bỏ qua.
Các bệnh về mắt ở trẻ thường gặp
Dựa vào những dấu hiệu bất thường về mắt của trẻ ở trên, phụ huynh nên đưa các bé đến bệnh viện, cơ sở thăm khám chuyên khoa mắt thăm khám, kiểm tra hay điều trị đúng cách và nhanh nhất.
Dưới đây là các bệnh về mắt ở trẻ thường gặp và có thể gây nguy hiểm, phụ huynh cần tìm hiểu nhé!
Tật khúc xạ ở trẻ
Tật khúc xạ là bệnh về mắt ở trẻ thường gặp và nguy hiểm. Khi đó mắt của trẻ không thể quan sát được hình ảnh chính xác, hình ảnh không được tập trung trên võng mạc, làm cho hình ảnh mờ, nhòe, thậm chí là không chính xác.
Nguyên nhân gây ra các tật khúc xạ ở trẻ là do tư thế ngồi sai, gen i truyền, môi trường học tập hay sinh hoạt thiếu ánh sáng.
Cận thị
Cận thị ở trẻ ngày nay càng trở nên phổ biến. Để có thể phòng tránh tật cận thị cho trẻ, cha mẹ cần chú ý đến khoảng cách khi trẻ học bài hay tư thế ngồi học của trẻ. Tư thế ngồi đúng hay khoảng cách từ mắt đến sách vở, máy tính sẽ làm giảm nguy cơ dẫn đến cận thị hay những vấn đề về mắt khác ở trẻ nhỏ.
Ngoài việc giữ cho bé có tư thế ngồi học đúng cách, phụ huynh cần nên quan tâm đến các bữa ăn hàng ngày, chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Một chế độ ăn khoa học, được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp cho trẻ phát triển toàn diện, tăng cường sức khỏe và tăng cường thị lực. Từ đó có thể phòng tránh tật cận thị và nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
Nếu không mai trẻ có những dấu hiệu của tật cận thị, đầu tiên phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt sớm nhất, để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và thị lực của trẻ sau này.
Viễn thị ở trẻ
Viễn thị ở trẻ em cũng là một trong những tình trạng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt bệnh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nhưng cũng có một trong số những trường hợp trẻ hết viễn thị khi lớn lên.
Nguyên nhân chính gây viễn thị ở trẻ là do mắt quá nhỏ hay trục mắt quá ngắn làm cho hình ảnh được hội tụ sai vị trí, cụ thể là hội tụ sau võng mạc. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, lâu dài mắt trẻ có thể bị nhược thị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của trẻ.
Các dấu hiệu nhận biết viễn thị ở trẻ thường gặp nhất: nhức đầu, mỏi mắt hay đỏ mắt khi nhìn lâu.
Một số trẻ, trong quá trình phát triển, nếu mắt có kích thước lớn lên thì độ viễn thị có thể giảm dần. Ngược lại, nếu có những nguyên nhân nào đó làm cho mắt không trẻ không phát triển thêm về kích thước sẽ làm cho trẻ bị cận thị vĩnh viễn.
Loạn thị ở trẻ
Loạn thị ở trẻ cũng là một tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện khi trẻ vừa chào đời. Loạn thị cũng là một tật khúc xạ về mắt, do trẻ đồng thời mắc chứng cận thị và viễn thị.
Khi mắt của trẻ bị viễn thị, những hình ảnh trẻ quan sát được bị méo mó, mờ nhạt, thị giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng và phát triển theo chiều hướng xấu. Vì thế, nếu trẻ bị loạn thị tuyệt đối đừng chủ quan, nên đưa bé đi khám mắt định kỳ và thường xuyên để theo dõi tình trạng, cũng như phát hiện và điều trị kịp thời.
Sức khỏe đôi mắt của trẻ rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, học tập thậm chí là thị lực sau này. Vì thế hãy chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của trẻ đúng cách để trẻ có thể được khám phá thế giới này một cách trọn vẹn nhất.
Nhược thị ở trẻ
Nhược thị ở trẻ là tình trạng thị lực bị suy giảm, do một trong hai mắt hoặc một mắt không được phát triển bình thường. Nguyên nhân gây nhược thị có thể do: do mắt của trẻ bị lác, trẻ đang bị các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) làm suy giảm thị lực dẫn đến nhược thị, đục thủy tinh thể hay các vấn đề về võng mạc cũng có thể là nguyên nhân chính gây nhược thị ở trẻ. Vì thế nhược thị ở trẻ là tật khúc xạ nguy hiểm, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong giai đoạn đầu.
Nhược thị nặng và không được điều trị đúng cách có thể gây giảm thị lực hay thậm chí là mất đi thị lực vĩnh viễn. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập, cuộc sống và tương lai của trẻ.
Đục thủy tinh thể ở trẻ
Đục thủy tinh ở trẻ là một trong những bệnh lý nguy hiểm về mắt rất nghiêm trọng, bệnh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Khi trẻ bị đục thủy tinh thể mắt sẽ trở nên mờ và đục, ánh sáng sẽ bị cảng trở khi đi vào võng mạc, làm cho mắt bị mờ, tình trạng bệnh nặng và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòai.
Nguyên nhân làm cho mắt trẻ bị đục thủy tinh thể có thể là do di truyền, nhiễm trùng mắt trong quá trình mang thai hay sinh nở, hoặc có thể do các bệnh lý về mắt khác như: galactose huyết, hội chứng Down,... Phát hiện và điều trị sớm tình trạng đục thủy tinh thể ở trẻ là một yếu tố quan trọng, có thể giúp trẻ phục hồi và bảo vệ thị lực.
Mắt lác
Mắt lác ở trẻ là tình trạng hai mắt không thể nhìn về cùng một hướng, một mắt có thể nhìn thẳng, nhưng mắt kia lại nhìn lệch về một bên. Mắt lác không chỉ là bệnh về mắt ở trẻ nguy hiểm mà còn làm mất thẩm mỹ và gây mất tự tin cho trẻ. Mắt bị lác ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt do phải điều tiết cường độ cao như: cận thị, nhược thị (mắt lười), giảm thị lực.
Việt phát hiện và điều trị sớm tình trạng mắt bị ác là một vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc thị lực cho trẻ. Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở mắt, phụ huynh nên đưa các bé đến khám mắt chuyên khoa để được chẩn đoán, kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị chuẩn nhất cho trẻ nhé!
Sụp mí mắt ở trẻ
Sụp mí mắt ở trẻ là là tình trạng mí mắt trên bị trễ xuống dưới, dẫn đến che khuất đi một phần hay toàn bộ đồng tử, làm cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến việc học hay sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Sụp mí mắt ở trẻ nếu không được điều trị sớm, có thể gây ra biến chứng và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như nhược thị (mắt lười), suy giảm thị lực vĩnh viễn.
Một số nguyên nhân gây sụp mí mắt ở trẻ thường gặp có thể do bẩm sinh, phẫu thuật, chấn thương mắt, vấn đề về thần kinh. Để bảo vệ đôi mắt cho trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ, phát hiện và điều trị sụp mí mắt sớm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn.
Dị ứng mắt ở trẻ
Dị ứng mắt ở trẻ nhỏ là tình trạng mắt đang bị kích ứng, mắt bị viêm do tiếp xúc với chất gây dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, hóa chất, bụi nhà... Khi mắt tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ miễn dịch từ cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại bằng việc giải phóng histamin, gây ra triệu chứng khó chịu cho mắt như: đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, sưng mí mắt.
Glôcôm bẩm sinh
Glôcôm bẩm sinh là tăng nhãn áp bẩm sinh là bệnh về mắt ở trẻ hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh gôcôm bẩm sinh khoảng 1/10.000 trẻ, tương đối thấp, nhưng nếu trẻ không được phát hiện hay điều trị kịp thời, có thể dẫn đến suy giảm thị lực và mù lòa vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây gôcôm bẩm sinh ở trẻ là tiểu đường, trẻ được sử dụng thuốc Corticosteroids thường xuyên, ống dẫn lưu trong màng mạch bị tắt nghẽn, gen di truyền,...
Bệnh võng mạc ở trẻ - ROP
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) là bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh thường gặp & nguy hiểm ở trẻ sinh non, trẻ bị nhẹ cân. Nếu trẻ không được phát hiện hay điều trị kịp thời, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác đến mắt, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa hay giảm thị lực vĩnh viễn.
Tắc tuyến lệ ở trẻ
Tắc tuyến lệ ở trẻ là một trong những bệnh lý về mắt thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn, nước mắt không thoát ra ngoài và ứ đọng lại, chảy nước mắt sống, mắt dễ bị nhiễm trùng.
Có nhiều nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ, một số nguyên nhân thường gặp là: nhiễm trùng mắt, hộp sọ trẻ phát triển không bình thường, chấn thương mũi, có khối u dẫn đến tắc nghẽn tuyến lệ, di chứng của việc dùng thuốc.
Viêm kết mạc ở trẻ em
Viêm kết mạc còn gọi là đau mắt đỏ, đây là là một bệnh lý về mắt ở trẻ thường gặp, đặc biệt ở trẻ đang sống và học tập trong môi trường tập thể, trường học hay nhà trẻ. Nguyên nhân khiến cho mắt của trẻ bị viêm kết mạc thường là do tiếp xúc với virus, vi khuẩn, bụi bặm, phấn hoa hay lông động vật.
Triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ là kết mạc bị đỏ, mắt bị ngứa, chảy nước mắt sống, mi mắt phù nề, giác mạc bị viêm nhiễm,… Bên cạnh đó, còn có các biến chứng khác như hắt hơi, nổi hạch, sổ mũi, ho,…
Ung thư võng mạc ở trẻ
Một bệnh lý về mắt ở trẻ nguy hiểm, phụ huynh cần chú ý đó là ung thư võng mạc. Một loại ung thư ít gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em, đặc biệt là những trẻ nhỏ hay sơ sinh.
Ung thư võng mạc ở trẻ không được phát hiện hay điều trị đúng lúc có thể dẫn đến mù lòa, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Patrick Eyewear vừa chia sẽ các bệnh về mắt ở trẻ thường gặp và nguy hiểm, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời hay chăm sóc đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn, sức khỏe và khả năng học tập của bé. Vì thế, hãy qua tâm và chăm sóc đôi mắt của trẻ ngay hôm nay, để con có thể quan sát thế giới này một cách trọn vẹn nhé!
https://www.pew.vn/benh-ve-mat-o-tre
được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)