Khô mắt: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Khô mắt: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Khô mắt là tình trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những người thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh. Việc tiếp xúc màn hình trong thời gian dài khiến mắt ít chớp hơn, dẫn đến tình trạng mỏi mắt, cộm mắt, ngứa rát và thậm chí là mờ mắt.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về khô mắt, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Cùng Patrick Eyewear tìm hiểu nhé!

Bệnh khô mắt là gì?

Bệnh khô mắt, hay còn gọi là Hội chứng khô mắt (DES - Dry Eye Syndrome), là một tình trạng phổ biến xảy ra khi nước mắt của bạn không đủ khả năng giữ ẩm và bôi trơn cho bề mặt nhãn cầu. 

Triệu chứng khô mắt

Khô mắt sẽ xuất hiện những triệu chứng mà bạn cần để ý: 

  • Cảm giác khô rát, cộm như có sạn trong mắt
  • Ngứa mắt
  • Đau rát, đỏ mắt
  • Mờ mắt tạm thời
  • Mỏi mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Khi những dấu hiệu như Patrick Eyewear nêu ở trên xuất hiện và kéo dài thì bạn nên cảnh giác và đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám, điều trị ngăn chặn kịp thời tình trạng này hoặc các bệnh khác liên quan về mắt.

Bệnh khô mắt: nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khô mắt, bao gồm:

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì tuyến lệ hoạt động càng kém và mắt sẽ có nguy cơ cao bị khô.
  • Môi trường khô hanh: Không khí khô hanh, gió và khói bụi có thể làm bay hơi nước mắt nhanh hơn.
  • Viêm bờ mi: Đây là tình trạng viêm mí mắt gây ra hiện tượng mí mắt đỏ, sưng và đóng vảy. Viêm bờ mi có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nước mắt, khiến mắt bị khô và khó chịu.
  • Sử dụng kính áp tròng kéo dài: Kính áp tròng có thể ngăn chặn oxy và độ ẩm tiếp xúc với mắt, dẫn đến khô mắt.
  • Tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm: Khói bụi và ô nhiễm có thể kích ứng mắt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh khô mắt.
  • Dùng quá nhiều thiết bị điện tử: Việc sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng trong thời gian dài có thể khiến chúng ta chớp mắt ít hơn, dẫn đến khô mắt.

Phương pháp điều trị

Bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giúp phòng ngừa bệnh khô mắt, bao gồm:

  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng/ngày để mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.
  • Nhỏ nước mắt nhân tạo. 
  • Không hút thuốc hoặc để khói thuốc dính vào mắt. 
  • Hạn chế để mắt tiếp xúc với khói bụi và ánh nắng mặt trời nhiều. Nên khi ra đường chúng ta luôn nên đeo thêm kính mát để có thể bảo vệ mắt tốt hơn trước các tác nhân gây hại.
  • Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm có Omega-3 (có nhiều trong cá).
  • Thăm khám mắt định kì để phòng ngựa các bệnh lý liên quan đến mắt. 
  • Sử dụng kính chống ánh sáng xanh thông minhđể hạn chế việc khô mắt, mỏi mắt khi làm việc trên máy tính. 

Bệnh khô mắt: nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nguyên tắc khi ngồi làm việc trên máy tính để tránh tình trạng khô mắt

Để bảo vệ mắt và tránh tình trạng mắt bị khô khi sử dụng máy tính hoặc laptop trong thời gian dài, dưới đây là một số lưu ý bạn có thể áp dụng:

  • Khoảng cách tối thiểu giữa mắt và màn hình máy tính là 50-70cm.
  • Quy tắc 20-20-20: Sau mỗi 20 phút sử dụng máy tính, hãy nhìn xa một vật cách mắt 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây.
  • Đeo tròng chống ánh sáng xanh thông minh từ các hãng tròng uy tín như tròng kính Zeiss, tròng kính Essilor, tròng kính Hoya...
  • Điều chỉnh tư thế chuẩn khi làm việc với máy tính 

Bệnh khô mắt: nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, khiến bạn khó chịu và giảm thị lực. Patrick Eyewear hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh khô mắt, cũng như có thêm những kiến thức cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Đừng quên tầm quan trọng của việc khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt, góp phần gìn giữ sức khỏe cho đôi mắt sáng khỏe nha!

Bài viết Khô mắt: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)
Tác giả: Patrick Dang