Thương hiệu Givenchy của nước nào

Thương hiệu Givenchy của nước nào

Hãy cùng khám phá lịch sử thương hiệu Givenchy qua bài viết Thương hiệu Givenchy của nước nào do nhóm biên tập nội dung của Patrick Eyewear thực hiện.

Givenchy là một thương hiệu không quá đình đám và phổ biến tại Việt Nam. Trên thế giới, Givenchy cũng là một thương hiệu rất non trẻ so với các "tiền bối". Tuy nhiên trong lịch sử ngành thời trang và bản đồ "hàng hiệu" thế giới, Givenchy đã có nhiều đóng góp đáng kể và gây được nhiều tiếng vang, khiến cho những người trong ngành lẫn người tiêu dùng yêu thích, nhờ duy trì được nét cổ điển xa hoa, nhưng vẫn phảng phất sự huyền bí khiến ai cũng muốn khám phá và đắm chìm.

Lịch sử thương hiệu Givenchy

Khi mà thời trang nước Pháp đang trong quá trình vươn lên mạnh mẽ sau thời gian dài chiến tranh khốc liệt và ảm đạm, Givenchy xuất hiện như một vì sao sáng giữ thủ đô Paris hoa lệ mang đến sự tươi mới với phong cách thời trang hiện đại, tao nhã và mang nét nữ tính đặc trưng.

Các thiết kế của Hubert de Givenchy – nhà sáng lập của Givenchy luôn trân trọng và đề cao giá trị cũng như những nét đẹp yêu kiều của người phụ nữ.

Givenchy là gì?

Givenchy được đặt theo tên của nhà sáng lập, Hubert James Taffin de Givenchy.

Nhà Taffin de Givenchy có nguồn gốc từ Venice, Italy (họ gốc là Taffini).

Hubert James Taffin de Givenchy sinh ngày 20/2/1927 tại Beauvais, Oise (Pháp) trong gia đình dòng dõi quý tộc. Ông là con trai của hầu tước Lucien Taffin de Givenchy (1888 - 1930). 

Vậy Givenchy của nước nào? Ý hay Pháp? Hãy cùng đọc tiếp phần bên dưới để biết về nguồn gốc thương hiệu này nhé.

Bố của ông mất khi Hubert de Givenchy mới vừa 3 tuổi, ông và anh trai đã được mẹ và bà ngoại nuôi dưỡng. Bà ngoại ông là chủ sở hữu đồng thời là giám đốc điều hành của nhà máy Gobelins nổi tiếng, chuyên cung cấp vải vóc cao cấp lúc bấy giờ, nên niềm đam mê thời trang đã sớm thấm đẫm trong con người của Hubert de Givenchy.

Mơ ước trở thành nhà thiết kế thời trang đã đến với Givenchy sau một lần đến Hội chợ Thế giới ở Paris, khi đó Givenchy mới tròn 10 tuổi. Năm 17 tuổi, vị thiếu niên ấy đã rời quê hương đến Paris và theo học tại một trường nghệ thuật danh giá École des Beaux-Arts.

Sau Thế chiến thứ 2, Givenchy làm việc cho Jacques Fath, một huyền thoại thiết kế thời trang tại Pháp, có thể gọi nôm na là "ngang hàng" với Christian Dior lúc bấy giờ.

Mãi cho đến năm 1952, sau khi đã lĩnh hội đủ tri thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang, Hubert de Givenchy chính thức mở một cửa hiệu thời trang của riêng mình tại Plaine Monceau, Paris.

givenchy của nước nào

Ông cho ra mắt bộ sưu tập đầu tiên với tên gọi Bettina Graziani. Đây là tên của một người mẫu rất nổi tiếng thời bấy giờ và cũng là “nàng thơ” trong nguồn cảm hứng của Givenchy giai đoạn đầu.

Cuộc gặp gỡ định mệnh của Givenchy với nữ minh tinh nổi tiếng Audrey Hepburn vào năm 1953 đã làm nên bước ngoặt kỳ diệu cho cả Givenchy và thương hiệu của ông. Kể từ đó, họ vừa là những người bạn thân thiết, vừa là những người cộng sự ăn ý.

Hình ảnh của Audrey Hepburn luôn là nguồn cảm hứng cho Givenchy tạo nên những tác phẩm tuyệt vời, phong cách thời trang của nữ minh tinh cũng là những điều tinh túy nhất, chất lượng nhất và đại diện cho hình ảnh của thương hiệu.

Givenchy và Balenciaga

Sau khởi đầu thành công ấy, nhà thiết kế trẻ tuổi chuyển đến New York và được người Mỹ ưa chuộng. Tại đây, Givenchy gặp được thần tượng Cristóbal Balenciaga - nhà thiết kế gốc Tây Ban Nha, người đứng đầu giới thiết kế ở Paris. Năm 1959, Givenchy chuyển văn phòng của mình qua xưởng của Balenciaga trên đại lộ George V. Hai người trở thành bạn thân cho đến khi Balenciaga qua đời vào năm 1972. 

Xem thêm: Balenciaga của nước nào

Tình bạn đặc biệt đó ảnh hưởng sâu sắc và quan trọng, tạo nên một bước ngoặt mang tính quyết định trong phong cách thiết kế của Givenchy suốt cuộc đời. Cùng Balenciaga, Givenchy sáng tạo nên những mẫu thiết kế đáng nhớ như áo choàng và đầm. Từ những phom dáng cơ bản, Givenchy phát triển chúng thành những thiết kế có kết cấu chuẩn mực thanh lịch, tinh tế nhưng vẫn phóng khoáng. Vẻ thanh lịch, cổ điển và nữ tính là tôn chỉ sáng tạo của Givenchy cho tới mãi về sau. Năm 2007, dù là tín đồ của đạo Tin lành, Givenchy nói với Women's Wear Daily: "Tôi coi tài năng của mình như một món quà của thượng đế. Balenciaga chính là tôn giáo của tôi. Đối với tôi, có Balenciaga là có Chúa trời". 

Suốt những năm 1950, Givenchy đã tạo nên một làn gió mới dẫn dắt phong cách ăn mặc của phụ nữ Pháp. Những sáng tạo mang tính biểu tượng của ông gồm áo tay phồng, áo khoác balloon giấu đường cong, váy baby doll và quần lửng ống loe đã thay thế cho loại áo ôm eo cùng những đường cong nhân tạo kiểu "New Look" của Christian Dior lúc bấy giờ. Hàng loạt tạp chí thời trang đình đám hết lời tán dương Givenchy, gọi ông là biểu tượng của một thế hệ những nhà thiết kế lịch lãm bậc nhất trong lịch sử.

Quá bất ngờ luôn!

Lúc viết nội dung về lịch sử thương hiệu Dior, Patrick đã rất ấn tượng với tài năng của Christian Dior. Tuy nhiên khi làm sang nội dung về Givenchy mới biết, ông này cũng đã có những lần "vượt mặt" Dior trên mặt trận sáng tạo.

Trong bản danh sách khách hàng của Givenchy với toàn những tên tuổi thuộc giới quý tộc, thượng lưu hay phu nhân của các chính khách như Jacqueline Kennedy, đáng chú ý nhất là ngôi sao trẻ đang lên - Audrey Hepburn. Hepburn say mê những thiết kế trẻ trung của Givenchy đến nỗi cô mặc thiết kế của ông cho hầu hết phim của mình, như Funny Face, Love in the Afternoon, Paris When it Sizzles, Charade, Love Among Thieves... 

thương hiệu givenchy của nước nào

 

Givenchy bán lại cho LVMH

Sau 36 năm một mình chèo lái thương hiệu đi từ thành công này đến thành công khác, năm 1988, Givenchy đã bán ngôi nhà thời trang của mình cho tập đoàn hàng xa xỉ của Pháp LVMH và tiếp tục thiết kế cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1995.

Những người thay thế ông sau đó là John Galliano và Alexander McQueen, nhưng họ dường như đã thất bại trong việc giữ được nét đặc trưng vốn có của các thiết kế Givenchy.

Givenchy chỉ thực sự lấy lại ánh hào quang vốn có của mình sau khi NTK Riccardo Tisci được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc sáng tạo cho thương hiệu. Các thiết kế của Riccardo Tisci có phần nổi loạn nhưng vẫn đậm chất thẩm mỹ và sự năng động. 

Ở ngôi nhà Givenchy, Tisci đã viết nên một trang sử mới khiến Bernard Arnault, giám đốc điều hành của LVMH phải thốt lên "đó là điều không thể tin được". Tisci đã biến Givenchy trở thành một nhãn hiệu thành công bậc nhất, kết nối hoàn hảo giữa phong cách trẻ trung, đầy nhiệt huyết của bản thân với những di sản của Hubert de Givenchy. Thậm chí, Tisci còn có phần nhỉnh hơn khi đưa ra một sự kết hợp được đánh giá là kỳ diệu giữa tính thẩm mỹ và sự năng động - điều mà trước đây Hubert de Givenchy hầu như không chú ý. 

Logo Givenchy

Cũng giống như đại đa số các thương hiệu thời trang lúc bấy giờ, logo hay biểu tượng của các thương hiệu thường là các kí tự viết tắt tên của họ, và được lồng ghép khéo léo để có thể gắn, kết lên các sản phẩm thời trang.

Logo của Givenchy cũng như vậy, cũng kết hợp từ 4 chữ G được xếp theo các chiều hướng khác nhau, tạo thành một hình vuông lớn.

givenchy của nước nào

Chữ G là viết tắt của Givenchy - tên của cha đẻ thương hiệu. Ngoài ra, logo của Givenchy còn gợi nhắc tới hình ảnh trang sức của người Celtic với một thiết kế phức tạp.

logo givenchy

Đại sứ thương hiệu Givenchy

Như ở đầu bài Patrick Eyewear có nói, Givenchy tuy không quá đình đám như những Dior hay Balenciaga, ít nhất là tại Việt Nam. Tuy nhiên trong những ngày đầu năm 2023, giới trẻ lại đứng ngồi không yên khi rộ thông tin Tae Yang của nhóm nhạc đình đám BIGBANG sẽ là đại sứ thương hiệu toàn cầu của GIVENCHY.

“Taeyang là một nghệ sĩ đầy cảm hứng. Một người tiên phong trong âm nhạc với cách thể hiện phong cách cá nhân đích thực, phá vỡ rào cản. Những điểm này phù hợp hoàn hảo với gu thẩm mỹ của Givenchy ngày nay.” 

đại sứ thương hiệu givenchy

Thông báo chính thức trên Twitter của Givenchy về đại sứ thương hiệu toàn cầu mới của họ.

Bài viết Thương hiệu Givenchy của nước nào

được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)