Hội chứng thị giác màn hình là gì?

Hội chứng thị giác màn hình là gì?

Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng màn hình điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra một loạt các thách thức cho sức khỏe và một trong những vấn đề phổ biến là "hội chứng thị giác màn hình", đây không chỉ đơn thuần là một hiện tượng tạm thời, mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta. 

Hãy cùng Patrick Eyewear khám phá sâu hơn về hội chứng này, những yếu tố gây ra nó và những biện pháp hữu ích để bảo vệ sức khỏe thị giác qua nội dung dưới đây.

Hội chứng thị giác màn hình là gì?

Hội chứng thị giác màn hình hay còn được gọi với một cái tên thuật ngữ trong tiếng Anh là Computer Vision Syndrome (CVS).

Đây là một nhóm các triệu chứng liên quan đến mắt xảy ra khi tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị màn hình điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,... trong thời gian dài, làm ảnh hưởng đến sự tập trung khi làm việc, và làm cho chất lượng cuộc sống cũng như năng suất làm việc của người tiếp xúc với thiết bị điện tử. 

Triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình

Hội chứng thị giác màn hình có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau, và những biểu hiện này thường xuất hiện sau thời gian dài sử dụng màn hình điện tử. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Mỏi mắt: Đây là triệu chứng đầu tiên, dễ nhận biết nhất của hội chứng này. Khi nhìn vào màn hình máy tính liên tục trong nhiều giờ liền mắt sẽ có cảm giác nhức mỏi.
  • Đau đầu: Khi mắt phải đối mặt với ánh sáng mạnh hoặc làm việc ở cường độ cao, cơ mắt hoạt động với tần suất tăng cao, dẫn đến mệt mỏi. Việc liên tục của phải xử lý hình ảnh bởi não có thể tạo ra cảm giác mệt mỏi và đau đầu.
  • Khô mắt: Trung bình mỗi người chớp mắt khoảng 14 lần trong một phút, đây là một phản ứng tự nhiên giúp duy trì độ ẩm cho mắt bằng. Tuy nhiên, khi sử dụng máy tính, số lần chớp mắt giảm xuống chỉ còn khoảng 6 lần mỗi phút. Sự giảm tần suất chớp mắt này có thể dẫn đến tình trạng mắt khô và kích ứng do không duy trì được độ ẩm cho mắt như thông thường. 
  • Nhìn đôi: Hay còn được gọi là song thị, là hiện tượng nhìn một vật nhưng lại thấy 2 hình ảnh, tức là xuất hiện một hình ảnh khác mờ hơn bên cạnh hình ảnh thật. Nhìn đôi xảy ra khi cơ mắt bị suy yếu hoặc dây thần kinh thị giác bị tổn thương.
  • Đau cổ và vai, gáy: Đa số bệnh nhân thường thực hiện điều chỉnh cổ và lưng để cố gắng nhìn rõ hơn khi gặp vấn đề về tầm nhìn do hội chứng thị giác màn hình. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này có thể dẫn đến đau lưng, đau cổ và mệt mỏi vai gáy do tư thế ngồi không đúng khi làm việc.

hội chứng thị giác màn hình

Nguyên nhân

Nguyên nhân của Hội chứng thị giác màn hình có thể xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, và một số yếu tố chính bao gồm:

  • Thời gian tiếp xúc dài hạn với màn hình: Sử dụng liên tục các thiết bị màn hình điện tử trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề thị giác.
  • Ánh sáng xanh và ánh sáng nhấp nháy: Màn hình điện tử phát ra ánh sáng xanh, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ và gây mệt mỏi. Ngoài ra, ánh sáng nhấp nháy từ màn hình khiến cho mắt phải làm việc để điều tiết hình ảnh gây ra hình ảnh không sắc nét dẫn đến triệu chứng mắt lóa, nhòe, và mệt mỏi khi nhìn lâu.
  • Tư thế làm việc không đúng: Ngồi hoặc đứng ở tư thế không đúng khi làm việc với màn hình có thể tạo ra căng thẳng cho cơ và mắt.
  • Điều kiện ánh sáng: Ánh sáng yếu, đèn chói lọi, hoặc ánh sáng không đồng đều có thể làm tăng áp lực cho mắt.
  • Không nghỉ ngơi đúng cách: Không cho mắt nghỉ ngơi đủ thời gian, sử dụng đôi mắt liên tục trong thời gian dài khiến đôi mắt khô, mỏi.

Nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, giáo viên,.. là những đối tượng có khả năng cao mắc hội chứng thị giác màn hình. Bởi công việc, học tập, sinh hoạt trong đời sống đều không thể thiếu được các “thiết bị điện tử”, tiếp xúc với màn hình máy tính, tivi nhiều trong thời gian dài sẽ khiến cho khả năng mắc hội chứng này tăng cao. 

Để giảm thiểu nguy cơ phát sinh hội chứng thị giác màn hình, quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp bảo vệ, bao gồm thay đổi thói quen làm việc và tạo môi trường làm việc thoải mái cho mắt.

hội chứng thị giác màn hình

Cách phòng ngừa và khắc phục hội chứng thị giác màn hình

Dù vấn đề này là điều không tránh khỏi trong kỉ nguyên số, nhưng mọi thứ vẫn luôn có cách để phòng ngừa. Hãy cùng Patrick Eyewear khám phá những gạch đầu dòng dưới đây để hạn chế những rủi ro dẫn đến hội chứng thị giác màn hình máy tính nhé:

  • Điều kiện ánh sáng phù hợp: Làm việc trong điều kiện ánh sáng lý tưởng, không quá sáng cũng không quá tối để đảm bảo đủ mức “sáng" cần thiết cho đôi mắt của bạn. Tránh để bàn làm việc gần nơi có ánh sáng loá như ngay gần cửa sổ, để không bị ánh sáng mặt trời làm cho loá mắt, khó chịu. 
  • Giảm thiểu ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử: Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử có thể gây ra các vấn đề như: mỏi mắt, khó chịu mắt, khô mắt,.. khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Ngoài ra, khi ban đêm nếu chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, từ đó chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn, gây ra khó ngủ, giảm năng suất làm việc, suy giảm trí nhớ. Do đó, một chiếc kính ánh sáng xanh sẽ là một công cụ lý tưởng cho bạn để giảm bớt tia ánh sáng xanh ảnh hưởng trực tiếp đến mắt khi làm việc thời gian dài. 
  • Nên sử dụng màn hình LED: Màn hình CRT đã lỗi thời và không còn hợp với kỷ nguyên công nghệ. Nếu vẫn còn những màn hình này thì hãy đầu tư những màn hình LED để cải thiện hình ảnh sắc nét, kích thước màn hình chuẩn giúp mắt thoải mái hơn.
  • Cài đặt hiển thị máy tính cho phù hợp:Điều chỉnh độ sáng của màn hình làm việc trên laptop hoặc máy tính để đảm bảo rằng ánh sáng không quá chói lọi hoặc quá tối. Một độ sáng ổn định giúp giảm căng thẳng cho mắt. Nếu có khả năng, sử dụng chức năng giảm ánh sáng xanh từ màn hình để bảo vệ sức khỏe của mắt. Thay đổi kích thước và độ tương phản của văn bản cũng là một phương pháp hiệu quả để làm cho nội dung trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt khi đọc hoặc soạn thảo tài liệu dài. Về màu sắc, điều chỉnh nhiệt độ màu của màn hình để tạo ra màu sắc ấm áp hơn. Việc này giúp giảm lượng ánh sáng xanh, từ đó giảm thiểu mệt mỏi mắt khi làm việc trên màn hình trong thời gian dài.
  • Thực hiện bài tập thư giãn mắt: Thực hiện "quy tắc 20-20-20" để chăm sóc sức khỏe mắt 1 cách hiệu quả. Mỗi 20 phút, hãy dành ít nhất 20 giây để nhìn ra xa, tập trung vào một vật ở khoảng cách ít nhất 20 feet (khoảng 6,1 mét), hoặc thậm chí là nhìn ra khỏi cửa sổ để tạo không gian mở rộng. Việc thực hiện quy tắc này sẽ giúp mắt nghỉ ngơi, giảm mệt mỏi và duy trì sự thoải mái khi làm việc trước màn hình máy tính. Một bài tập khác mà bạn có thể thử là xoay giữa việc nhìn vào một đối tượng ở xa trong khoảng 10-15 giây, sau đó chuyển sự chú ý đến một vật gần trong khoảng thời gian tương tự và lặp lại quy trình này 10 lần. Bài tập này hỗ trợ việc rèn luyện chức năng điều tiết của mắt, giảm nguy cơ căng thẳng do tập trung vào màn hình máy tính trong thời gian dài.
  • Để cho mắt có thời gian nghỉ giải lao: Để giảm rủi ro mắc hội chứng thị giác màn hình và giảm đau ở cổ, lưng, và vai, hãy lên lịch thời gian nghỉ trong suốt ngày làm việc. Ít nhất, mỗi giờ, dành thời gian nghỉ khoảng 10-20 phút. Trong khoảng thời gian nghỉ này, hãy đứng dậy, di chuyển và làm những động tác duỗi cơ tay, chân, lưng, cổ, và vai để giảm căng thẳng và mệt mỏi cơ bắp. Đừng quên uống nước để duy trì sự thoải mái cho cơ thể và đôi mắt.
  • Điều chỉnh tư thế khi ngồi làm việc: Ngồi không đúng cũng có thể góp phần vào việc gây ra hội chứng thị giác màn hình. Để ngăn chặn điều này, điều chỉnh vị trí của màn hình, laptop và ghế ngồi để chúng phù hợp với chiều cao của bạn và để chân bạn có thể đặt thoải mái lên sàn. Hãy đặt màn hình máy tính cách mắt khoảng từ 40-50 cm. Trong khi đó, vị trí trung tâm của màn hình nên nằm dưới tầm nhìn của bạn, một khoảng từ 10 đến 15 độ, nhằm giảm căng thẳng cho mắt và tránh mệt mỏi ở cổ, vai và gáy.
  • Kiểm tra mắt định kỳ: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” của mỗi một cá nhân mỗi người,  vì vậy cho dù bận đến thế nào chúng ta cũng nên bỏ thời gian ra để thực hiện kiểm tra mắt định kỳ hàng năm là biện pháp để phòng ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề về thị lực. Hoặc sử dụng các loại tròng kính chuyên dụng chăm sóc mắt khi sử dụng máy tính, như Zeiss Smartlife, các loại tròng kính chống ánh sáng xanh,...

hội chứng thị giác màn hình

Patrick Eyewear hy vọng rằng bài viết trên có thể mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích giúp bạn biết thêm về “Hội chứng thị giác màn hình” cũng như nguyên nhân và cách phòng ngừa để bảo vệ đôi mắt trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

Các bài viết liên quan bạn có thể tham khảo thêm:

Bài viết Hội chứng thị giác màn hình là gì?

được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)