Thương hiệu Fendi của nước nào

Thương hiệu Fendi của nước nào

Thương hiệu Fendi của nước nào? Kính Fendi có tốt không? Là sản phẩm mắt kính xa xỉ, vậy kính Fendi có giá bao nhiêu? Hãy cùng Patrick Eyewear khám phá những thông tin về kiến thức thời trang và ngành kính qua bài viết dưới đây nhé.

Thương hiệu Fendi của nước nào

Châu Âu được biết đến là cái nôi của làng thời trang thế giới, đặc biệt là những thương hiệu nổi tiếng, lâu đời.

Không cần phải hiểu biết quá nhiều, những cái tên như Gucci, Versace, Valentino,… chỉ cần nghe thôi cũng khiến ngay cả người bình thường nhất cũng phải trầm trồ. Và tất nhiên trong những đế chế thời trang hùng mạnh đó, không thể không nhắc đến thương hiệu Fendi. Nói đến đây là chúng ta cũng đã có sơ sơ đáp án cho câu hỏi Fendi của nước nào rồi.

Trong chuyến hành trình tìm hiểu về các thương hiệu thời trang nói chung và mắt kính nói riêng, Patrick Eyewear sẽ được giới thiệu đến bạn về “tượng đài thời trang cao cấp” Fendi, thương hiệu nổi danh bởi những thiết kế sang trọng.

Fendi thuở sơ khai

Cuộc dấn thân vào hành trình chinh phục đỉnh cao làng thời trang thế giới của Fendi bắt đầu từ Via del Plebiscito. Đây là con phố sầm uất bậc nhất tại trung tâm thành phố Rome nước Ý thời bấy giờ.

Ngay tại “con phố thời trang” này, vào năm 1925, Adele và Edoardo Fendi đã mở một cửa hàng đồ da vừa và nhỏ, cũng như thành thành lập một xưởng làm lông thú bí mật.

thương hiệu fendi

Đây chính là cửa hàng đầu tiên của Fendi tại Via del Plebiscito, Rome, Ý. (Ảnh: Fendi). Bạn đã trả lời được cho câu hỏi “kính Fendi của nước nào” chưa?

Thương hiệu Fendi thăng hoa nở rộ

Fendi thực sự thăng hoa và nở rộ khi năm người con gái của họ tiếp quản việc kinh doanh gia đình vào năm 1946. Năm chị em Paola, Anna, Franca, Carla và Alda đã cùng nhau thổi những làn gió tươi mới, giúp tiếng tăm của Fendi phất lên nhanh như “diều gặp gió”.

fendi của ai

Bằng những cách thức bài bản, có hệ thống và khoa học, họ thay phiên nhau tiếp quản từng phần khác nhau trong công việc kinh doanh truyền thống lâu đời của gia đình: Anna quản lý các phụ kiện bằng da; Franca xử lý quan hệ khách hàng; Carla điều phối công việc kinh doanh và Alda chịu trách nhiệm bán hàng.

fendi karl lagerfeld

Bạn thấy ai quen quen không?

Nhưng một trong những sự kiện quan trọng nhất, làm thay đổi gần như cả bộ mặt của thương hiệu Fendi đó là khi cả năm người quyết định ký hợp đồng với NTK trẻ Karl Lagerfeld vào năm 1965.

Karl đã cách mạng hoá sản phẩm từ lông thú thành một món đồ thời trang đầy vương giả, cao sang trên tinh thần chủ đạo của thiết kế với tên gọi “Fun and Fur”.

Cũng chính từ đây, logo thương hiệu Fendi huyền thoại được ra đời cùng năm, biến đồ lông thú trở thành một định nghĩa mới đại diện cho địa vị xã hội, đẳng cấp thời trang và là niềm mơ ước của biết bao phụ nữ trên thế giới.

Các thiết kế là cuộc dạo chơi, vui đùa, sáng tạo, bằng cách kết hợp tuyệt vời giữa những loại lông thú khác nhau, như lông chuột chũi, lông thỏ, lông sóc vào các thiết kế may đo cao cấp.

Tất nhiên những ý tưởng như thế này sẽ gặp không ít chỉ trích cũng như quan ngại đến từ những hiệp hội bảo vệ động vật ở thời điểm đó, bất kể Fendi của nước nào, nhưng không ai thể phủ nhận được cái tinh hoa trong thiết kế của bậc thầy thời trang tài hoa.

Fendi vươn mình thành thương hiệu cao cấp

Vào năm 1966, Fendi đánh dấu cột mốc trưởng thành của mình bằng cách chính thức trở thành một trong những thương hiệu thời trang cao cấp tại Ý. Thương hiệu Fendi đã xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới và chiếm được cảm tình của đông đảo người hâm mộ thời trang.

Không chỉ dừng lại với những cải tiến phù hợp cho loạt phụ kiện làm từ lông thú, Karl Lagerfeld và Fendi còn cho ra mắt bộ sưu tập House vào năm 1977 như bước đi đầu tiên lấn sân vào thị trường thời trang ready-to-wear đầy hấp dẫn. Bộ sưu tập đã thành công vang dội và được tôn vinh tới tận ngày nay.

Và với những thành tựu mang lại cho Fendi, nhà thiết kế tài ba người Đức Karl Lagerfeld chính thức trở thành giám đốc sáng tạo của thương hiệu Fendi. Có vẻ như bài viết này nói về Karl nhiều quá. Nhưng thật sự trong mọi bước tiến thành công, những viên gạch nền tảng, đều có bóng dáng của Karl Lagerfeld.

Vào năm 1990, thương hiệu Fendi đã có khoảng 100 cửa hàng cao cấp trải dài khắp các thành phố lớn trên thế giới. Ván bài để trở thành vị trí thống trị thương hiệu xa xỉ của Fendi được thăng cấp thêm một bậc nữa khi Silvia Venturini Fendi (con gái của Anna) bắt đầu tham gia cuộc chơi. Silvia, người được ví như một bậc thầy tài ba đã dệt ma thuật của mình qua từng thớ vải, biến chúng thành một sự hiện thực hóa cho hai từ “đẳng cấp”.

Túi xách Fendi Baguette

Cô đã thiết kế ra dòng túi xách tay Fendi Baguette gây được tiếng vang và trở thành chiếc túi phổ biến nhất trên thế giới — hơn 1000 biến thể khác nhau của dòng túi này đã được sản xuất bởi Fendi.

túi xách fendi

Những chiếc túi xách Fendi khuynh đảo làng thời trang thế giới.

Chiếc túi cũng đã mang đến cho thương hiệu này giải thưởng đồ phục trang xuất sắc nhất mùa xuân 2000 do Hiệp hội thời trang Quốc tế trao tặng. Song hành cùng chiếc túi Baguette, chiếc túi Peek-A-Boo đã trở thành hai “đặc sản” chính đến từ “lâu đài cao cấp” nước Ý.

Nhờ sự góp sức của Silvia Fendi cùng huyền thoại Karl Lagerfeld, thương hiệu Fendi đã trở thành một biểu tượng thời trang hàng đầu thế giới.

Vào năm 2001, Fendi gia nhập nhóm LVMH danh giá, chính thức trở thành một thương hiệu cao cấp đa quốc gia.

Bạn đã tìm ra logo FENDI trong “gia phả” LVMH chưa?

Mắt kính Fendi và sự kết hợp với tập đoàn Safilo

Nếu như người ta hay nghe nói đến tập đoàn Luxottica của Ý, nổi tiếng với các thương hiệu như kính RayBan, kính Oakley, Buberry, Prada,… thì ở một thái cực khác ở quốc gia này, tập đoàn Safilo cũng làm mưa làm gió trong ngành kính với nhiều thương hiệu xa xỉ của LVMH.

Fendi về tay LVMH thì mảng mắt kính của họ cũng được nâng lên một tầm cao mới khi những tinh hoa của nhà mốt lâu đời được dịp bắt tay chung thuyền với một trong những tập đoàn sản xuất mắt kính chuyên nghiệp và nổi tiếng nhất thế giới.

mắt kính fendi

Safilo là cái tên đứng sau những gã khổng lồ trong làng mắt kính hàng hiệu như Dior, Gucci (Patrick Eyewear, sẽ có một bài viết về mối lương duyên giữa Gucci và Safilo), Givenchy, Moschino, Tommy Hilfiger,…

mắt kính fendi của nước nào

Với bề dày kinh nghiệm sản xuất cho những cái tên có những yêu cầu khắt khe và phức tạp như những ông lớn ngành thời trang, giờ đây chắc bạn sẽ không còn quan tâm đến câu hỏi “Kính Fendi có tốt không” nữa rồi.

Chính vì sự sở hữu và hợp tác phức tạp trong nhiều mảng kinh doanh khác nhau nên rất nhiều người bị rối, không biết thực sự Fendi của ai

Fendi và những dấu ấn đặc trưng

Sự đẳng cấp của Fendi còn thể hiện ở trong những sàn diễn thời trang sáng tạo, duy mỹ và ấn tượng bậc nhất. Vào năm 2008, Fendi đã khiến cả thế giới phải trầm trồ thán phục khi tổ chức sàn diễn Xuân-Hè 2008 trên Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc.

Show diễn có sự tham gia của 88 người mẫu và được trình diễn trên một sàn catwalk dài 88m, quả là một sự trùng hợp ngẫu nhiên phải không?

Người ta thường nói, một trong những thứ từ trái đất khi nhìn từ mặt trăng chính là Vạn Lý Trường Thành. Và cũng vì lẽ đó, show diễn tại The Great Wall của Fendi đã ghi dấu, trở thành show diễn đầu tiên có thể nhìn thấy từ Mặt Trăng.

Không chỉ có vậy, Fendi còn gây “sửng sốt” cho giới truyền thông khi tiên phong sử dụng drones nhằm ghi lại các khoảnh khắc cho show diễn Thu-Đông vào năm 2014, một điều mà trước nay chưa từng có tiền lệ.

Fendi không chỉ đơn thuần gây chú ý bởi các sản phẩm gia công của mình. Các cửa hàng và trụ sở của Fendi cũng có một sức hút và toả ra đẳng cấp khó tưởng.

Một trong những cửa hàng (đồng thời cũng là là trụ sở chính) thú vị nhất là Palazzo della Civiltà Italiana toạ lại thủ phủ Rome, Ý. Trụ sở đã được xây dựng từ năm 1938–1943 bởi nhà độc tài phát xít Mussolini, nhưng sau đó rơi vào tình trạng khốn đốn nhiều năm trước khi Fendi được nhượng quyền và cải tạo nó thành trụ sở chính của thương hiệu.

Có thể nói trụ sở và cửa hàng của Fendi luôn toả ra hương sắc xa hoa cùng những ý tưởng sành điệu, thậm chí trở thành case-study cho nhiều khoá học về kiến trúc trên thế giới.

Thương hiệu Fendi và các ngôi sao

Chưa dừng lại tại đó, thương hiệu Fendi còn không ít lần xuất hiện trên các tác phẩm kinh điển của màn bạc như The Devil Wears Prada, Evita và The Royal Tenenbaums… Cũng như là sự lựa chọn hàng đầu cho các diễn viên, người nổi tiếng của kinh đô Hollywood và toàn thế giới như Kylie Jenner, Gigi Hadid, Jason Momoa, rapper Rich the Kid,…

Nhưng điểm chung trên tất cả, chỉ cần khoác lên người những món phụ kiện như túi xách, áo choàng hay mắt kính Fendi,… cũng là đồng nghĩa với sự khẳng đỉnh của đẳng cấp và địa vị cá nhân.

thương hiệu fendi của nước nào

Diễn viên Gwyneth Patrow trong bộ phim The Royal Tenebaum cùng bộ cánh áo lông thú Fendi xa xỉ.

Triển lãm của hãng trưng bày những bộ cánh Fendi từng bén duyên trên màn bạc (Ảnh: Alexandra Bruzzese)

Câu chuyện về Logo của Fendi

Logo thương hiệu Fendi đã có nhiều chuyển biến và thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển. Nhưng nổi tiếng nhất chắc chắn là logo FF được thiết kế bởi Karl Lagerfeld vào năm 1965, bấy giờ là một nhà thiết trẻ đến từ Paris. Để tạo ra logo huyền thoại này, Karl đã phác thảo các chữ cái trong chưa đầy 5 giây.

Quá trình phát triển của logo thương hiệu Fendi (Ảnh: 1000’s Logo)

Logo được cấu tạo từ 2 chữ F, đại diện cho tinh thần của Fendi lúc bấy giờ là “Fun and Fur” để cách tân trong việc sử dụng đồ lông thú như Patrick.vn đã đề cập bên trên. Trong đó, có một chữ F thẳng đứng và còn lại được lật ngược đối xứng.

Font chữ được sử dụng cho logo thương hiệu này là Hevletica, một font chữ phổ biến trong thương mại và truyền thông lúc bấy giờ. Màu sắc được sử dụng là màu đen, tượng trưng cho sự thanh lịch, vẹn toàn và đẳng cấp.

Logo thương hiệu đã có hàng trăm biến thể khác nhau trong từng giai đoạn và gần nhất là sự thay đổi vuông vức hơn vào năm 2018. Cùng với sự trở lại của xu hướng logomania trong những năm gần đây, Fendi lại một lần nữa trở thành cái tên được giới mộ điệu khao khát nhất. Cái tên Fendi cũng theo đó xuất hiện tràn ngập trên khắp các tuần lễ thời trang và sàn diễn danh giá.

Khi xu hướng Logomania quay lại khuấy đảo giới thời trang, Fendi lại một lần nữa khẳng định vị thế của mình (Ảnh: Fendi)

Ngày 19/2/2019 có lẽ là một trong những cột mốc đau buồn nhất của giới mộ điệu khi chứng kiến sự qua đời của “người giám hộ tối thượng” thời trang cao cấp Karl Lagerfeld. Cho đến hết cuộc đời của mình, “Kaiser Karl” vẫn hết lòng cống hiến và giúp cái tên Fendi ngày một trường tồn và vững mạnh. Mối liên kết thiêng liêng giữa ông và Fendi đã phá vỡ mọi giới hạn trong tương quan thời trang.

“Có lẽ không ai có thể sống đủ lâu để tiếp tục duy trì sự hợp tác trong một thời gian quá dài như vậy. Nhưng chưa một lần tôi cảm thấy mệt mỏi vì nó“, Karl trả lời phỏng vấn với tờ Harpers Bazaar. Những di sản của ông để lại cho Fendi, cũng như nền thời thời trang thế giới là vô hạn. Và có lẽ sẽ phải mất một khoảng thời gian dài nữa chúng ta mới được chứng kiến một “vị hộ nhân kế nhiệm” cho nền thời trang đương đại được như ông.

Hình của CEO Serge Brunschwig cùng Silvia Venturini Fendi và Karl Lagerfeld trong buổi nhậm chức giám đốc tại Fendi của mình (Ảnh: Fendi)

Một Fendi không có Karl Lagerfeld

Hơn 90 năm dong buồm xuôi theo dòng chảy của ngành công nghiệp thời trang khốc liệt, chiếc thuyền xa xỉ Fendi vẫn luôn giữ vững cho mình vị thế của một thương hiệu cao cấp hàng đầu thế giới. Những điều “đế chế” xa hoa này đã và đang làm góp một phần không nhỏ trong việc định hình những xu hướng, phong cách của chúng ta hiện nay.

Mặc dù sự ra đi của vị giám đốc sáng tạo kỳ cựu trong suốt 54 năm, Karl Lagerfeld đã để lại khoảng trống lớn cho Fendi. Nhưng như lời khẳng định của người tiền nhiệm Serge Brunschwig: “Fendi vẫn sẽ tiếp tục đi tiên phong trong việc tạo ra những trải nghiệm khác biệt và dẫn đầu xu hướng”dẫu cho những khó khăn và thách thức đang chờ đợi ở tương lai.

Các bài viết giới thiệu các mắt kính hàng hiệu nổi tiếng khác:

Bài viết Thương hiệu Fendi của nước nào

được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)